Công ty Cổ phần Y Khoa
NQ Medical Corp
(028) 3728 2768 - 0911 202 911 - 0981 29 77 29
info@nguyenquoc.com.vn || info@nqmedical.asia
230A Nam Hòa, P. Phước Long A, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Ngừng tuần hoàn là một hiện tượng ngưng tim vô cùng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được hồi sức tim phổi một cách phù hợp. Hãy cùng NQ Medical Corp tìm hiểu ngay về những phương pháp xử lý hiện tượng Ngừng tuần hoàn bạn nhé!
Xem thêm
>>> Máy sốc tim ngoài tự động (AED)
>>> Hướng dẫn sử dụng nhanh máy sốc tim tự động AED
1. Tại sao Ngừng tuần hoàn lại vô cùng nguy hiểm ?
Ngừng tuần hoàn (SCA - Sudden Cardiac Arrest) là hiện tượng cơ tim đột ngột ngừng hoạt động dẫn đến không có sự tuần hoàn máu trong cơ thể. Ngưng tim đột ngột (đôi khi không có dấu hiệu cảnh báo) có thể dẫn đến tử vong nếu không được Hồi sức tim phổi (CPR) kịp thời và có thêm sự hỗ trợ đúng cách từ máy khử rung tim tạo nhịp AED. Tuy nhiên nếu không được hồi sức đúng cách trong “thời gian vàng” thì khả năng cao bệnh nhân sống trong trạng thái người thực vật do bộ não không thể tiếp tục hoạt động sau khoảng 4 phút ngừng tuần hoàn.
2. Ngừng tuần hoàn sẽ xảy ra với ai?
Ngừng tuần hoàn sẽ không thể dự đoán trước, không có đặc điểm đối tượng cụ thể. Nói cách khác, cho dù bạn có là người khỏe mạnh, lối sống lành mạnh hay không có triệu chứng bệnh tật thì Ngừng tuần hoàn vẫn có thể xảy ra. Theo kết quả nghiên cứu từ Viện tim mạch Việt Nam thì bệnh nhân không có triệu chứng báo hiệu trước Ngừng tuần hoàn chiếm đến 33% - tỷ lệ đáng báo động khiến chúng ta cần quan tâm hơn.
3. Bạn nên làm gì trong trường hợp Ngừng tuần hoàn?
Khi gặp hiện tượng Ngừng tuần hoàn, NQ Medical Corp xin đưa ra các phương pháp sau để giúp bệnh nhân thoát khỏi cơn nguy kịch
Bước 1. CPR - Hồi sức tim phổi
Trước tiên bạn nên kiểm tra tình trạng của nạn nhân bằng cách lay cơ thể và gọi tên họ để chắc chắn rằng họ còn giữ được ý thức hay không. Sau đó bạn nên gọi cho cấp cứu ngay và báo rõ chi tiết tình trạng hiện tại của bệnh nhân để đội ngũ cứu trợ có thể hỗ trợ một cách đầy đủ nhất.
Bạn có thể tham khảo thêm các dấu hiệu của triệu chứng nhồi máu cơ tim thường thấy như cơn đau thắt kéo dài hoặc khó chịu; vã mồ hôi; bệnh nhân thường nắm chặt ngực; cảm thấy buồn nôn hoặc thở gấp. Dấu hiệu của suy hô hấp bao gồm nghẹt thở, ôm cổ, môi và da tái xanh.
Trong khi đợi xe cứu thương đến hỗ trợ, bạn nên kiểm tra bệnh nhân còn hô hấp bình thường hay không - đánh giá mạch và nhịp thở bằng cách nhìn, nghe và sờ. Nếu xảy đến trường hợp xấu nhất, bạn nên thực hiện các bước hồi sức tim phổi phù hợp theo sơ đồ chăm sóc tim mạch khẩn cấp toàn diện từ Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ :
- Nếu không có nhịp thở nhưng có mạch nên thực hiện cấp cứu hô hấp nhân tạo từ 10-12 lần (cách nhau 5-6 giấy) mỗi phút. Sau mỗi 2 phút kiểm tra mạch và nhịp thở của bệnh nhân. Tiếp tục thực hiện hô hấp nhân tạo cho đến khi bệnh nhân hồi phục nhịp thở.
- Nếu không có mạch và không có nhịp thở thì bắt đầu quá trình Hồi sức tim phổi (CPR) cho bệnh nhân.
Khi xảy ra tình trạng Ngừng tuần hoàn thì phương pháp CPR theo cách hiểu đơn giản sẽ mang ý nghĩa giúp bơm một lượng máu nhỏ chảy tới tim và não để kéo dài thời gian cho tới khi chức năng tim được hồi phục bình thường.
Việc hồi sức tim phổi CPR cần được thực hiện kịp thời trong vòng 3-4 phút đầu sau khi hiện tượng ngưng tim xảy ra để tăng khả năng sống sót và phục hồi tốt. Quá trình này sẽ giúp kéo dài hoạt động của tim trong khi chờ sự cứu trợ của đội cấp cứu sau đó bệnh nhân cần được tiếp cận y tế chuyên sâu. Đội ngũ nhân viên cấp cứu y tế phải được đào tạo chuyên môn, cũng như trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để có thể đưa ra các phương hướng xử lý kịp thời ngay khi vừa đến nơi xảy ra tai nạn. Đồng thời thực hiện các biện pháp để ổn định bệnh nhân trên xe cứu thương trong quá trình vận chuyển đến bệnh viện.
* Quá trình hồi sinh tim phổi CPR
- Cần đảm bảo rằng bạn thực hiện CPR cho bệnh nhân trong khu vực an toàn và trên một mặt phẳng vững chắc, tránh ảnh hưởng, gián đoạn
- Kiểm tra phản xạ của nạn nhân bằng cách vỗ vai và kiểm tra xung động mạch cảnh (trong hai động mạch chính ở cổ) bằng cách đặt hai ngón tay lên cổ họng. Cùng lúc đó kiểm tra hơi thở bằng cách quan sát lên xuống của lồng ngực nạn nhân. Nên thực hiện nhanh thao tác này trong vòng 10 giây
- Bạn có thể gọi dịch vụ cấp cứu (*9999) và làm theo hướng dẫn của tổng đài viên cấp cứu nếu bạn không có đủ kiến thức thực hành.
- Đặt gót một bàn tay trên lồng ngực nạn nhân. ngang hai đầu vú, chồng bàn tay còn lại lên bàn tay thứ nhất và đan những ngón tay lại với nhau.
- Đè tay ép lồng ngực của nạn nhân xuống khoảng 5-6 cm, rồi buông ra cho lồng ngực trở lại như cũ trước khi ép tiếp với tốc độ 100 lần/phút.
Sau khi thực hiện 30 lần ép ngực, áp dụng thổi ngạt mở khí đạo. Cẩn thận để tránh thổi quá mức (có thể gây ra nguy hiểm cho nạn nhân). Nếu người thực hiện thổi ngạt trông thấy vật thể lạ trong cổ họng nạn nhân và nó có thể lấy ra dễ dàng, hãy lấy vật thể ra. Không được cố gắng xoay hoặc chạm vào vật thể nếu không nhìn thấy rõ ràng, vì có thể đẩy nó vào sâu hơn. Kéo đầu nạn nhân ngửa về phía sau, nâng cằm, dùng ngón tay bóp mũi nạn nhân rồi hít một hơi thật sâu, ngậm miệng của bạn trùm hết miệng nạn nhân. Thổi vào lồng ngực nạn nhân một hơi, đủ cho ngực phồng lên.
+ Thực hiện chu kỳ CPR 5 lần (30 lần ép ngực và 2 lần thổi ngạt) trong vòng hai phút.
+ Sau 5 lần CPR, kiểm tra hơi thở và mạch lần nữa.
+ Nếu có mạch đập nhưng nạn nhân không thở, không tiếp tục thực hiện ép ngực. Chỉ tiếp tục thực hiện thổi ngạt trong mỗi 5-6 giây, nên làm đủ 20 lần thổi trong vòng 2 phút.
* Những điểm chính cần lưu ý khi thực hiện hồi sức tim phổi:
- Nên thực hiện thao tác ấn ngực nhanh và mạnh;
- Đợi ngực trở về trạng thái ban đầu;
- Nên ấn ngực liên tục - không gián đoạn;
- Ghi nhớ: nhấn ngực 30 lần - thổi ngạt 2 lần
Bước 2. Sử dụng thiết bị khử rung tim ngoài tự động AED (Automatic External Defibrillator)
Sau việc Hồi sức tim phổi (CPR) thì việc sử dụng máy sốc tim ngoài tự động AED được khuyến cáo sử dụng. Sử dụng máy đánh sốc tự động AED sẽ giúp bệnh nhân vượt qua tình trạng nguy hiểm vì thế sự sẵn có của máy sốc tim này tại các địa điểm công cộng hay bất cứ đâu đều giúp làm tăng khả năng hồi sinh, tỷ lệ sống sót cao.
Hãy tham khảo ngay Hướng dẫn sử dụng Máy sốc tim ngoài tự động AED cực kì chi tiết và dễ sử dụng tại NQ Medical Corp.
Hướng dẫn sử dụng Máy sốc tim ngoài tự động AED
4. Tầm quan trọng của máy khử rung tim tự động AED như thế nào?
Bên cạnh việc Hồi sức tim phổi (CPR) thì việc sử dụng máy sốc tim tự động AED cũng đem lại hiệu quả rất tốt. Thiết bị cấp cứu ngừng tuần hoàn tự động AED giúp phản ánh tình trạng và cách sơ cứu bệnh nhân như thế nào cho chính xác. Từ đó có thể giúp cho những người không hề có kinh nghiệm hoặc kiến thức y khoa, trình độ chuyên môn vẫn có thể làm tăng khả năng sống sót của nạn nhân thông qua việc đánh sốc, khử rung tim.
Tầm quan trọng của máy sốc tim AED trong đời sống
Nguồn : Sưu tầm
Kết
Mong rằng qua bài viết trên của NQ Medical có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng Ngừng tuần hoàn. Để có thể mua được sản phẩm chính hãng, chất lượng tốt, hãy tham khảo ngay các sản phẩm Máy sốc tim tự động AED đang được bán tại NQ Medical ở đây.
NQ Medical là công ty chuyên cung cấp các trang thiết bị y tế nhập khẩu, hiện đại, chính hãng và chất lượng cao. Tự hào cống hiến và phục vụ trong nhiều dự án lớn nhỏ, hợp tác với nhiều đối tác trên thế giới và mong muốn đem lại nhiều giá trị hơn nữa đến cộng đồng, NQ Medical tin rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của bạn.
Giá trị cốt lõi của NQ Medical Corp
NQ Medical Corp được thành lập từ năm 2002 với lịch sử hình thành và phát triển 20 năm. Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư - phát triển bền vững, NQ Medical Corp phấn đấu hướng đến một tổ chức chuyên nghiệp chuyên cung cấp trang thiết bị và vật tư y tế phù hợp với nhu cầu thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó chúng tôi còn mong muốn đóng góp tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân và niềm tự hào dân tộc.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CTY CP TTB Y TẾ NGUYÊN QUỐC (NQ MEDICAL CORP)
Registered Office: 230A Nam Hoa St., Phuoc Long A Ward, Thu Duc City, HCM City, VN.
Rep Office: 144 Nam Hoa St., Phuoc Long A Ward, Thu Duc City, HCM City, VN.
SĐT kỹ sư tư vấn : 0903 150 474 (Ms. Kim)
Hotline: 0911 202 911 - 0981 297 729
Web: http://aed.com.vn/ www.nguyenquoc.com.vn www.nqmedical.asia
Mail: info@nguyenquoc.com.vn | chuanqua@nqmedical.asia